Nhân chứng lịch sử
05/11/2015 01:02 05/11/2015 01:02 3253
Ông Phan Bội Châu
1. NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN:
 
-Tên khai sinh: PHAN VĂN SAN.
 
- Tên thường gọi: Phan Bội Châu.                Bí danh: Sào Nam, Hải Thụ.
 
- Ngày, tháng, năm sinh: 26/12/1867.           Giới tính (Nam, nữ): Nam.
 
- Quê quán: Xã Đông Liệt, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
 
- Địa chỉ thường trú: Mất ngày 29/10/1940.
 
- Dân tộc: Kinh.                                                    Tôn giáo: Không.
 
2. NĂM THAM GIAM HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG:
 
1900, tham gia các hoạt động yêu nước.
 
3. NGÀY, THÁNG, NĂM VÀO ĐẢNG:
 
Không.
 
4. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM BỊ BẮT:
 
30/6/1925, tại Thượng Hải, Trung Quốc.
 
5. THỜI GIAN BỊ GIAM CẦM TẠI NHÀ TÙ HỎA LÒ:
 
7/1925 - 11/1925.
 
6. LÝ DO RA TÙ:
 
Thực dân Pháp chuyển từ Nhà tù Hỏa Lò về giam lỏng tại Bến Ngự (Huế).
 
7. CHỨC VỤ CAO NHẤT ĐÃ ĐẢM NHIỆM: 
 
 (trong Đảng, trong Chính quyền): 
 
- Trước khi bị bắt giam tại Nhà tù Hỏa Lò: Lãnh đạo phong trào Đông Du; Tổng lý kiêm Phó Bộ trưởng Bộ Tổng vụ của tổ chức Việt Nam Quang phục hội.
 
- Sau khi ra tù: Thực dân Pháp đã chuyển ông Phan Bội Châu về giam lỏng tại Bến Ngự (Huế). Mặc dù phải sống trong chế độ người tù giam lỏng, bị cách biệt với thực tiễn cách mạng bên ngoài nhưng ông Phan Bội Châu vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn, thơ và viết báo bí mật.
 
8. PHẦN THƯỞNG ĐƯỢC ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC TRAO TẶNG:
 
- Tên của ông Phan Bội Châu được đặt cho tên đường phố và tên trường học tại Thành phố Hà Nội và đường phố, trường học ở một số tỉnh, thành phố trên đất nước Việt Nam.
 
 - Khu Di tích lưu niệm Phan Bội Châu ở Thành phố Huế đã được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 875 QĐ/VH ngày 14/5/1990.
 
9. GHI DANH TẠI:
 
Bảng số 1, giai đoạn trước năm 1930, số thứ tự: 14.
 
10. TƯ LIỆU LIÊN QUAN: 
 
Hồ sơ nhân chứng lịch sử Phan Bội Châu.
 
(Tư liệu trên hiện đang lưu tại Kho Tư liệu của Ban quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò)

Chia sẻ:

Bài viết khác