Tin tức– Sự kiện
05/07/2019 11:02 05/07/2019 11:02 5271
Trung đoàn E30 - Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò
Sáng 02/7/2019, Trung đoàn Cảnh sát Bảo vệ Mục tiêu Cơ quan Ngoại giao (E30) - Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động, Bộ Công an tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, Đoàn viên Thanh niên tới tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, một “địa chỉ đỏ” về giáo dục lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh cách mạng của các thế hệ cha ông.
 
Trước khi tham quan di tích, cán bộ, chiến sĩ, Đoàn viên Thanh niên Trung đoàn E30 - Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động đã dâng hương tại đài Tưởng niệm các chiến sĩ yêu nước, cách mạng bị địch bắt giam, tù đày tại Nhà lao Hỏa Lò (1899 - 1954).
Tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò,các cán bộ, chiến sĩ, Đoàn viên Thanh niên hiểu rõ hơn về quá trình thực dân Pháp xây dựng Nhà tù Hỏa Lò, một trong những nhà tù kiên cố nhất Đông Dương vào cuối thế kỷ 19.
Một số hình ảnh đoàn tham quan Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò:
 
 
 
 
 
 
Đoàn đã được nghe những câu chuyện về ý chí kiên cường của những người yêu nước, những chiến sĩ cộng sản trước sự giam cầm, đầy ải cả về thể xác, tinh thần mà người tù trải qua. Vượt lên tất cả sự đàn áp là một tinh thần thép, bản lĩnh quật cường, trí thông minh, sáng tạo mà những người yêu nước đã biến nhà tù thành trường học cách; tìm mọi cách vượt ngục trở về với tổ chức tiếp tục con đường cách mạng.
Cũng tại Di tích lịch sử Hỏa Lò, đoàn đã tham quan trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình” được thực hiện nhân kỷ niệm55 năm diễn ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ (5/8/1964 - 5/8/2019), 20 năm Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019).
Một số hình ảnh đoàn tham quan trưng bày “Nhật ký hòa bình”:
 
 
 
 
 
 
 
 
Trưng bày “Nhật ký hòa bình” là câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975); là lời cảm ơn từ trái tim đến bạn bè quốc tế, những người không phân biệt quốc tịch, màu da, sắc tộc đã tập hợp đấu tranh vì hòa bình cho đất nước Việt Nam. Tinh thần yêu chuộng hòa bình ấy đã bùng cháy thành ngọn lửa, không chỉ lan tỏa tới bạn bè khắp năm châu mà còn rực cháy ở ngay tại nước Mỹ, trong hàng ngũ binh lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam và cả những phi công sống trong Trại giam Hỏa Lò cũng như các trại giam khác ở miền Bắc Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa nhưng bạn bè quốc tế đã và đang chung tay góp sức hàn gắn vết thương chiến tranh tại mảnh đất hình chữ S, nối dài thêm nhịp cầu hòa bình cho nhân loại.
 
 
Thiếu úy Trần Văn Sỹ, cán bộ Ban Chính trị 
Trung đoàn Cảnh sát Bảo vệ Mục tiêu 
 
Trả lời phỏng vấn của phóng viên báo, đài truyền hình, Thiếu úy Trần Văn Sỹ, cán bộ Ban Chính trị Trung đoàn Cảnh sát Bảo vệ Mục tiêu cho biết: “Việc tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ, Đoàn viên Thanh niên của đơn vị tham quan di tích cách mạng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong đó có Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nội dung sinh hoạt chính trị thường xuyên của Ban Chính trị Trung đoàn Cảnh sát Bảo vệ. Tại “địa chỉ đỏ” Di tích Nhà tù Hỏa Lò, chúng tôi đã được xem, nghe những câu chuyện tù đày gian khổ của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng. Họ đã biến nơi đọa đầy cả về thể xác, tinh thần thành trường học cách mạng. Đặc biệt, tại trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình” chúng tôi đã hiểu sâu sắc bài học để có hòa bình ngày hôm nay nhân dân Việt Nam đã phải đổ biết bao xương máu mới có được. Từ đó, chúng tôi hiểu cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác bảo vệ an ninh tổ quốc để xứng đáng với các thế hệ cha anh đi trước”.
 
  
Bài và ảnh: Nguyễn Anh Tuấn
Phòng Nghiên cứu - Sưu tầm
                                                      
 

Chia sẻ:

Bình luận của bạn: