Tin tức– Sự kiện
03/07/2019 17:31 03/07/2019 17:31 3473
Khai mạc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”
Hướng tới kỷ niệm 55 năm diễn ra Sự kiện Vịnh Bắc bộ (5/8/1964 - 5/8/2019), 20 năm Thủ đô Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2019), sáng ngày 02/7/2019 Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”. Trưng bày là câu chuyện về thời kỳ đấu tranh hào hùng của dân tộc Việt Nam (1954 - 1975), cũng là lời cảm ơn từ trái tim đến bạn bè quốc tế, những người đã đấu tranh vì hòa bình cho Việt Nam.
 
 
Đại biểu tham dự khai mạc trưng bày “Nhật ký Hòa bình”
 
Tới dự lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”, có đại diện các cựu tù chính trị từng bị giam tại các nhà tù Hỏa Lò, Côn đảo, Phú Quốc; các cán bộ làm công tác quản giáo tại trại giam Hỏa Lò thời kỳ tạm giam phi công Mỹ; đại diện Cục Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội; các nhà khoa học; đại diện đại sứ quán các nước: Mỹ, Nga, Lào, Campuchia, Thụy Điển, Hàn Quốc… cùng các lãnh đạo cơ quan, ban ngành của Trung ương và Hà Nội.
Đặc biệt, trong lễ khai mạc còn có sự hiện diện của các nhân chứng trong trưng bày như: Ông Vũ Mão - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia; Bà Nguyễn Phương Nga - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Liên hợp Quốc, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Việt Nam; Đại tá Nguyễn Hữu Lương - Chỉ huy trưởng Cơ quan tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Huỳnh - nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Brazil, nguyên Trưởng ban công tác đa phương, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Phó Chủ tịch Quỹ hòa bình và phát triển Việt Nam; Ông Nguyễn Tâm Chiến- nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hoa Kỳ, Chủ tịch hội Việt - Mỹ; Ông Cấn Việt Anh, Phó chủ tịch liên hiệp các tổ chức hữu nghị Hà Nội… Cùng với  nhân chứng đến từ nước Mỹ như: Trung tá Thomas Eugen Wilber, Giám đốc Quỹ phục vụ và hòa giải Hoa Kỳ; Ông Robert Preston Chenoweth, cựu binh Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, từng sống tại các trại giam ở miền bắc Việt Nam trong đó có Trại giam Hỏa Lò (1968 - 1973)…
Buổi khai mạc bắt đầu bằng lễ chào cờ trang nghiêm và các đại biểu xem phóng sự “Chiến tranh và hòa bình” để nhớ lại những mạch nguồn cảm xúc của chiến tranh và thấy rằng hòa bình có được thật đẹp và thật quý giá. Tại buổi khai mạc, các đại biểu cùng có những giây phút lắng đọng qua đoạn phóng sự giới thiệu về chất độc màu da cam tại Làng Hữu nghị Việt Nam. Với mong muốn lan tỏa tình yêu thương, chung tay khắc phục hậu quả của di chứng hóa học dioxin rất nhiều các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm đã có những món quà rất thiết thực gửi tới Làng Hữu nghị Việt Nam.
Một số hình ảnh trong buổi khai mạc
 
 
Ông Nguyễn Tâm Chiến - Nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam phát biểu tại khai mạc
 
 
Đại tá Lê Khai - Nguyên cán bộ tuyên truyền, Cục địch vận Tổng Cục chính trị,
Quân đội nhân dân Việt Nam trao tặng hiện vật cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò
 
 
Ông Phạm Văn Khải - Quản giáo trại giam Hỏa Lò trao tặng hiện vật cho
Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò
 
  
Ông Phó Đức Tiến trao tặng cho ông Đại tá Nguyễn Thăng Long đại diện
làng Hữu nghị Việt Nam phần quà trị giá 5.000.000 đồng
 
Đại diện chương trình linh thiêng dòng máu lạc hồng trao tặng cho
Đại tá Nguyễn Thăng Long đại diện làng Hữu nghị Việt Nam phần quà trị giá 10.000.000 đồng
 
 
Ông Thomas Eugene Wilber trao tặng cho Đại tá Nguyễn Thăng Long đại diện
làng Hữu nghị Việt Nam phần quà trị giá 20.000.000 đồng 
 
 
Lễ cắt băng khai mạc trưng bày chuyên đề “Nhật ký hòa bình”
 
Trưng bày được chia 3 nội dung: Nấc thang cuộc chiến, Khát vọng hòa bình và Thông điệp cho ngày mai. Trưng bày muốn gửi tới thông điệp: Không bao giờ là quá muộn cho hòa bình; Hà Nội - Thành phố vì hòa bình; Việt Nam - Điểm đến của sự hợp tác, hữu nghị và hòa bình, triển lãm là những câu chuyện về tình đoàn kết của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã vượt qua khoảng cách địa lý, ngôn ngữ, tôn giáo để lên tiếng phản đối cuộc chiến Mỹ tiến hành ở Việt Nam được kể lại thông qua các hoạt động phản chiến: mít tinh, biểu tình, tọa đàm, hội thảo, lập tòa án quốc tế, quyên góp tiền, hiến máu…  
 
Bài: Nguyễn Đức Trung, phòng Giáo dục - Truyền thông
Ảnh: Nguyễn Anh Tuấn, phòng Nghiên cứu - Sưu tầm

Chia sẻ:

Bình luận của bạn: