Tin tức– Sự kiện
10/06/2020 08:38 10/06/2020 08:38 3000
Không mặc để đòi quyền được mặc
 
Người tù làm lao dịch dưới đòn roi của cai ngục (tranh vẽ) 
 
Năm 1899, Nhà tù Hỏa Lò được đưa vào sử dụng với diện tích 12.908m2, có sức chứa khoảng 500 tù nhân. Tại đây, chế độ giam cầm khắc nghiệt, tàn bạo của nhà tù được thể hiện ở nhiều phương diện: chế độ ăn, ở, mặc, lao dịch, trừng phạt tù nhân… Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ cùng nghiên cứu chế độ mặc của tù nhân giai đoạn năm 1942 - 1945.
Chiến tranh thế giới II (1939 - 1945) là cuộc chiến có quy mô rộng lớn và tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại. Không chỉ tác động đến các nước tham chiến và không tham chiến, cuộc chiến này còn ảnh hưởng đến cả những tù nhân của Đề lao Trung ương. Những năm 1942 - 1945, lấy cớ có nhiều khó khăn về kinh tế, Chúa ngục Đề lao đã cho cắt giảm khẩu phần ăn và cả quần áo của tù nhân nam. Họ chỉ có một chiếc quần đùi, không có khăn mặt, không có xà phòng tắm. Họ phải rút đường dây ở đũng quần ra rồi buộc quai, lúc nào lạnh quá kéo lên làm áo, bình thường là buộc xuống làm quần. Chỉ mỗi mảnh quần mà kéo lên buộc xuống liên tục.
Để đấu tranh đòi quyền được mặc, toàn trại nam không ai mặc quần áo. Thấy sự việc bất thường, khi lính canh hỏi đều nhận được câu trả lời: “Chỉ có một bộ, cởi ra giặt thì không có quần áo mặc”. Cuộc đấu tranh kéo dài tới ngày thứ ba thì Thống sứ Bắc Kỳ Jean Maurice phải xuống Đề lao Trung ương để trao đổi với đại diện tù nhân. Thống sứ tỏ ra bực tức, khiển trách Chúa ngục rất nặng nề và yêu cầu phải cấp đủ quần áo cho tù nhân. Ngay ngày hôm đó, tất cả anh em tù nhân đã được cấp thêm một bộ quần áo.
Ngoài đấu tranh đòi quyền mặc, tù nhân còn tổ chức nhiều hình thức đấu tranh khác, cao nhất là vượt ngục. Mời quý vị đến tham quan trưng bày “Khát vọng tự do” để hiểu thêm về hình thức đấu tranh gian khổ, nguy hiểm nhất này.

Chia sẻ:

Bình luận của bạn: