Quá khứ đã qua, Nhân dân Việt Nam vẫn luôn hướng đến tự do, hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Những nỗi đau chiến tranh sẽ lùi xa, Việt Nam bắt tay xây dựng mối quan hệ hòa bình, hợp tác và cùng phát triển. Ngay từ năm 1973, Chính phủ Việt Nam đã chủ động tìm kiếm và trao trả hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh. Năm 1989, Chính phủ Hoa Kỳ đã phối hợp với Việt Nam trong các hoạt động tìm kiếm. Cuộc gặp gỡ của lãnh đạo hai nước Việt Nam và Hòa Kỳ, nụ cười, cái bắt tay của những người đã từng ở hai bên chiến tuyến, là cầu nối để xây đắp lên một tương lai tươi sángBốn người con của phi công Wilmer Newlin Grubb là Jeffrey Grubb, Roland Grubb, Stephen Grubb, Roy Grubb
thăm bà Nguyễn Thị Luẫn, ân nhân đã cứu cha họ năm xưa, tháng 4/2015
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 31/5/2017
Buổi khai mạc triển lãm “Tìm lại ký ức” đã mang đến nhiều cung bậc cảm xúc cho những người tới tham dự, nhất là với những người đã từng ở hai bên chiến tuyến.
Từ trái sang: Đại tá Trần Trọng Duyệt, Robert P. Chenoweth, Thomas Eugene Wilber
chụp ảnh kỷ niệm tại Lễ khai mạc “Tìm lại ký ức”, ngày 29/11/2017
Điều đặc biệt nhất có lẽ là sự hiện diện của hai nhân chứng lịch sử đến từ nước Mỹ xa xôi: Hạ sĩ lục quân Robert P. Chenoweth, người đã có thời gian sống tại “Hilton - Hà Nội” và ông Thomas Eugene Wilber, con trai Trung tá hải quân Walter Eugene Wilber (cựu phi công Mỹ bị giam tại Hỏa Lò). Cuộc gặp gỡ giữa ông Robert T.Chenoweth và ông Trần Trọng Duyệt (nguyên trại trưởng trại giam Hỏa Lò) - là sự hội ngộ đầy ấm áp. Những kỷ vật mà ông Duyệt đã tặng cho Ông R.T. Chenoweth được lưu giữ gần 50 năm, tại lễ khai mạc ông Chenoweth đã trao lại cho Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Robert P.Chenoweth nghẹn ngào khi phát biểu tại buổi lễ khai mạc
Hạ sĩ Rober chia sẻ về những kỷ niệm đã qua trong nỗi xúc động: “Khi tôi bị tạm giam tại Việt Nam tôi thấy Việt Nam còn rất khó khăn, những người Việt Nam khi đó còn không đủ thức ăn để sống hàng ngày. Nhưng với chính sách của các bạn trong trại giam chúng tôi nhận được đầy đủ thức ăn, thậm chí hơn cả những người Việt Nam được hưởng, tôi rất biết ơn vì điều đó…. Trưng bày chuyên đề “tìm lại ký ức” là cách để người tham quan chạm vào những câu chuyện của những phi công Mỹ như tôi”. Tâm sự của ông là ý nghĩa to lớn mà buổi triển lãm muốn gửi đến người xem: Chiến tranh là phi nghĩa, tìm lại ký ức chiến tranh không phải là khơi lại nỗi đau quá khứ mà là cách chúng ta nhìn lại để nhận ra những giá trị tốt đẹp của cuộc sống, của sự nhân hậu và lương thiện. Đó là cách tốt nhất để chấm dứt chiến tranh và hàn gắn những vết thương, mất mát của quá khứ.
Nguyễn Thị Thu Hiền - Phòng Nghiên cứu Sưu tầm