“Là thế hệ trẻ người Pháp, được tiếp cận lịch sử khi còn là học sinh nhưng chưa bao giờ tôi được biết về những gì đất nước chúng tôi đã từng làm ở Việt Nam.” - Maud-Alexia Faivre, nữ sinh viên Khoa Báo chí, trường Báo chí và Tuyên truyền (IICP - Paris) chia sẻ.
Trong quá trình được làm việc tại đơn vị, được tiếp xúc với nhiều đoàn khách tham quan trong nước và quốc tế, nhận được câu trả lời: Đã từng hơn một lần đến thăm “Ngôi nhà trung ương” từ họ, không còn là điều lạ lẫm đối với tôi. Nhưng khi gặp cô gái người Pháp, liên tục quay trở lại Di tích Nhà tù Hỏa Lò trong thời gian chưa đầy một tuần.Tôi rất ngạc nhiên và đặt câu hỏi: Cô gái này đã bị điều gì cuốn hút?.
Thuyết minh về nội dung trưng bày “Nhật kỳ hòa bình” với Maud-Alexia Faivre, nữ sinh viên Khoa Báo chí (IICP - Paris)
Nhẹ nhàng nhưng chững chạc là những gì tôi cảm nhận khi tiếp xúc với cô. Là sinh viên trường Báo chí và Tuyên truyền, cô đã dành thời gian 3 tháng làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam và đến những địa điểm tham quan nổi tiếng mà cô đã từng nghe ở Hà Nội. Ngay từ lần đầu tiên tham quan “Ngôi nhà trung ương” do những người Pháp xây dựng, một bài báo viết về khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam ngay lập tức đã xuất hiện trong cô. Những câu chuyện lịch sử nơi đây là những câu chuyện mà thế hệ trẻ Pháp như cô chưa hề được biết. Chia sẻ với chúng tôi, cô nói: “Đi dọc những khu trại giam khiến tôi nhớ đến Trại tập trung của Đức quốc xã mà tôi đã có dịp đến thăm. Một cảm giác ớn lạnh nhưng xen lẫn là sự khâm phục những người bị giam giữ tại đây.”
Tại trưng bày “Nhật ký hòa bình”, Maud-Alexia Faivre rất ngạc nhiên khi thấy nhiều hình ảnh nhân dân Pháp ủng hộ Việt Nam, phản đối chiến tranh.“Chiến tranh là gì? Mất mát đau thương chiến tranh ra sao? Hậu quả của chiến tranh như thế nào? Chỉ cần đến Di tích Nhà tù Hỏa Lò, tham quan “Nhật ký hòa bình” thì tất cả đều nhận hiểu rõ”, cô gái 22 tuổi kết luận.
Cảm xúc lắng đọng khi xem từng bức ảnh của nữ nhà báo Pháp
Với những tình cảm đặc biệt sau hai lần đến và trải nghiệm, nữ nhà báo Pháp tương lai đã ghi lại thật kỹ mọi chi tiết để chuẩn bị cho một bài báo viết về khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam thông qua trưng bày “Nhật ký hòa bình”. Đây chính là một trong những kết quả cô quyết tâm thực hiện trong chuyến đi đến Việt Nam lần này. Chúc cho dự định trở thành phóng viên chính trị và quốc tế của cô sớm thành hiện thực và lại được gặp cô tại Di tích Nhà tù Hỏa Lò.
Các bức ảnh thể hiện sự ủng hộ của nhân dân Pháp, phản đối chiến tranh
Việt Nam tại trưng bày “Nhật ký hòa bình”
Bài: Hoàng Thúy Hạnh
Ảnh: Lại Thị Minh Thu